Nhận trái đắng khi tiêm filler làm đầy V1 cô gái bị áp xe ngực, nhiễm trùng

22/04/2024

Tự ti vì ngực lép chị L. tin vào lời quảng cáo nâng ngực không cần phẫu thuật tại một cơ sở thẩm mỹ kém chất lượng. Sau gần 1 tháng sau khi tiêm chất làm đầy filler chị L. bị sưng tấy, đau nhức,…

Nhận trái đắng khi tiêm filler làm đầy V1 cô gái bị áp xe ngực, nhiễm trùng

Chị L. 35 tuổi sống tại Phú Thọ bị áp xe ngực đã chữa trị tại bệnh viện tỉnh nhưng bị tái đi tái lại nhiều lần. Với tình trạng chảy mủ, đau nhức vô cùng nghiêm trọng chị đã đi thăm khám nhiều nơi nhưng đều bị từ chối. Tuyệt vọng! chị đã tìm tới chuyên gia Ths.Bs. Bùi Văn Cường, với tình trạng này bác sĩ nhận định đây là một ca rất khó để thực hiện.

Sau khi tiếp nhận ca ngực hỏng sau khi tiêm filler, bác sĩ Cường đã cho khách hàng kiểm tra sức khoẻ và chụp MRI vùng ngực để có kết quả đánh giá và phương pháp thực hiện đảm bảo an toàn sức khỏe cho khách hàng.

Khi được bác sĩ Cường thăm khám trực tiếp chị L. cho biết: "Em mong muốn có bộ ngực căng tròn nên đã tiêm rất nhiều filler vào ngực, chỉ sau 1 tháng em thấy ngực đau nhức, sưng tấy nên đi bệnh viện ở gần nhà điều trị nhưng không khỏi". Và điều ước giản đơn của chị khách hàng ngay lúc này là mong bác sĩ Cường chữa trị khỏi áp xe ngực để trở lại cuộc sống bình thường. Bước đầu bác sĩ Cường nhận định:

- Chị L. điều trị kháng sinh kéo dài nhưng bị kháng thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị ngực áp xe.

- Dùng corticoid kéo dài nên mắc triệu chứng cushing gây mặt phù, mọc lông nhiều trên khuôn mặt.

- Phác đồ điều trị không chuẩn nên chị L. bị tái đi tái lại nhiều lần.

Sau khi chụp MRI, kết quả chụp cộng hưởng từ của chị L. cho thấy bệnh nhân đã được tiêm rất nhiều filler nhưng tiêm vào cơ ngực không đúng vị trí nên filler tràn ra bên ngoài gây xuất tiết filler và mủ dẫn tới hiện tượng viêm, áp xe tuyến vú. Với kết quả này Ths.Bs Bùi Văn Cường đã có phác đồ điều trị bệnh nhân bằng các bước sau đây:


Hình ảnh chụp MRI của chị L. sau khi tiêm filler tại cơ sở thẩm mỹ không uy tín

Chị L. đã tìm hiểu và được giới thiệu nên tới gặp Ths.Bs Bùi Văn Cường, được bác sĩ giải thích kỹ các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện và chị L. sẽ trực tiếp được điều trị trong bệnh viện. Với tình trạng ổ áp xe đã bị vỡ xuất tiết ra cả bên ngoài da gây sưng đau, nóng, đỏ và nhiễm trùng do tích tụ mủ bên trong gây đau nhức ảnh hưởng tới sức khoẻ và cuộc sống của chị L. Ths.Bs. Bùi Văn Cường đã lên phác đồ điều trị áp xe tuyến vú và chích áp xe chỉ trong vòng 40 phút:

- Bước đầu tiên, bác sĩ Cường chích ổ áp xe, vết rạch mỏng, thẩm mỹ ở dưới chân ngực

- Sau đó, bác sĩ bơm rửa kháng sinh, tiêm tan filler

- Khách hàng nằm viện 2 ngày, ổ áp xe đã khô, hết sưng đau nhưng vẫn tiếp tục bơm rửa kháng sinh

Ths.Bs Bùi Văn Cường và đội ngũ ekip phẫu thuật cho khách hàng

Ca phẫu thuật thành công, da và tuyến vú được bảo tồn. Ổ áp xe đã được giải quyết, các dấu hiệu của hội chứng cushing như đau nhức, phù nề không còn, chị L. đã xuất viện gần 1 tháng, ổn định sức khỏe để làm việc và sinh hoạt như bình thường.